Những ẩn họa gắn liền với sữa bột có thể bạn chưa biết

Sữa bột là sản phẩm nhân tạo nên  bản thân chúng cũng tiềm ẩm những nguy cơ mà bạn nên biết. Cùng chúng tôi tìm hiểu mặt trái của sữa bột nhé!

sữa bột, công thức, sữa mẹ, nguy cơ, ẩn họa, sản phẩm nhân tạo

Pha chế sữa bột không đúng cách

Sữa công thức cần phải được pha chính xác theo hướng dẫn. Một số bậc cha mẹ đã mắc sai lầm, đôi khi là do không biết đọc hoặc không hiểu ngôn ngữ in trên nhãn hộp sữa (thường đối với sữa ngoại “xách tay”, không có nhà nhập khẩu chính thức). Một số phụ huynh có thể cho quá nhiều nước, làm loãng sữa và điều này có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Ngược lại, số khác có xu hướng pha quá ít nước, thường nhằm tăng lượng chất dinh dưỡng cho mỗi cữ sữa của trẻ, nhưng vô tình có thể dẫn đến hậu quả là trẻ bị thiếu nước, táo bón và hại thận.

Pha sữa bột kèm sữa đặc có đường rất nguy hiểm

Mẹ có biết rằng, khẩu vị của trẻ nhỏ nhạt hơn của người lớn rất nhiều? Nếu mẹ cảm thấy vừa miệng khi uống thử sữa, nghĩa là con đang bị quá ngọt. Vì thế, việc pha thêm sữa đặc vào sữa bột để vừa miệng là rất nguy hiểm, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Bởi điều này dễ gây nên tình trạng xơ cứng động mạch, thừa đường dẫn tới nguy cơ tiểu đường, sâu răng và nhiều bệnh tật nguy hiểm khác cho trẻ.

Bệnh tật

Trẻ ăn sữa bột cũng đối mặt với nguy cơ bị béo phì cao hơn. Chúng phát triển cũng như tăng cân nhanh chóng hơn, và tính trung bình, cũng thường mập mạp hơn trẻ bú mẹ. Một nghiên cứu rộng rãi tại Đức đối với các bé 5 và 6 tuổi khám phá ra rằng, tỉ lệ béo phì ở những trẻ “nuôi bộ” là 4,5%, trong khi tỉ lệ này ở trẻ bú mẹ chỉ là 2,8%. Do bố/mẹ là người quyết định lượng sữa pha bao nhiêu sữa pha và thời điểm uống sữa nên các bé ăn sữa bột có thể không học được cách đọc tín hiệu của cơ thể tốt như trẻ bú mẹ theo nhu cầu. Stephanie Atkinson, giáo sư về dinh dưỡng trẻ em thuộc Đại học McMaster, nhận định: “Tôi e rằng có thể tồn tại một dạng lập trình cho hệ tiêu hoá nào đó là nguyên nhân cho sự gia tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ được nuôi bằng sữa bột”.

X