5 kinh nghiệm sống còn khi chăm vợ bầu

Làm trai cho đáng nên trai
Khi chăm vợ đẻ nhớ bài sau đây

Nói về việc gia đình sắp có thêm thành viên mới, mọi người thường chỉ quan tâm đến việc chuẩn bị tâm lý cho bà mẹ mà quên mất rằng, người chồng cũng rất cần được hướng dẫn. Sự “thiếu công bằng” này dẫn đến việc vô khối anh chồng tỏ ra lúng túng không biết phải làm gì khi vợ mang bầu. Nhiều anh chàng cảm thấy stress vì cuộc sống đảo lộn khi gánh thêm trọng trách mới. Thời kì chăm sóc vợ bầu sẽ êm ả hơn nếu các ông chồng học được những kinh nghiệm sau đây:

Đàn ông hiện đại, chẳng ngại chăm vợ bầu

Đàn ông hiện đại, chẳng ngại chăm vợ bầu

Kinh nghiệm số 1: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Khi mang thai, không chỉ ngoại hình thay đổi, người vợ còn trải qua một cuộc cách mạng tâm lý dữ dội. Vợ từ một người vui vẻ năng nổ có thể trở nên mong manh dễ vỡ, thích xem phim Hàn và luôn lo sợ chồng ngoại tình như anh chàng diễn viên tệ bạc trong phim. Câu nói phụ nữ thay đổi như thời tiết chưa bao giờ đúng như trong thời gian này. Nói theo tâm lý học bà bầu, khi mang thai, cơ thể yếu đuối hơn khiến phụ nữ nảy sinh tâm trạng bất an, lo lắng. Vợ không bao giờ nói ra điều này, nhưng là chồng thì phải hiểu. Hãy học thuộc câu nói “Em yêu, chưa bao giờ anh thấy em đẹp như lúc này. Hãy yên tâm dưỡng thai cho tốt, thế giới cứ để anh lo!” để ứng phó với bất kì kiểu biến đổi khí hậu nào. Sến nhưng hiệu nghiệm!

Kinh nghiệm số 2: Hãy cảnh giác trước những lời khen của vợ. Đằng sau những lời nịnh nọt kiểu như “Mọi người bảo em may mắn vì được chồng chăm sóc chu đáo” có thể là âm mưu sắp xếp lại lao động trong gia đình.
– Anh ơi, mùi nước rửa bát kinh khủng quá. Em không thể rửa bát được.
– Anh ơi, cái giẻ lau nhà, giẻ lau nhà. Mùi của nó thật khủng khiếp!
– Em mệt quá, đi nằm đây. Nghén nó thế đấy. Anh làm hết giúp em nhé!
Mặc dù ban nãy khi đi shopping, vợ đã phăm phăm lướt từ hàng váy sang hàng dép giục mãi mới chịu về. Và các anh chồng, chỉ cần nghe nàng thỏ thẻ “Ông xã em năm bờ oăn” là hùng hục làm mọi việc không một lần thắc mắc. Sự thật thì các bà vợ đã dạy nhau hãy tranh thủ 9 tháng này đào tạo chồng làm việc nhà. Họ thật biết chớp thời cơ! Ứng xử đúng đắn trong trường hợp này thế nào? Hãy đọc tiếp điều số 3

Kinh nghiệm số 3: Nhiệm vụ của người chồng là lắng nghe, những gì nghe được là mệnh lệnh. Hãy làm quen với những nguyên tắc mới mẻ trong nhà, do vợ tự ý đặt ra: không được đi đá bóng, không về muộn, không để nhà cửa bừa bãi, không được X, không được nói không… Đây là tín hiệu cho thấy vợ cần chồng tỏ ra có trách nhiệm hơn với gia đình. Nuôi con là việc của cả hai vợ chồng, đừng phó mặc tất cả cho người vợ. Hãy thể hiện mình không chỉ là người chồng giỏi, mà còn là người cha tốt bằng cách: chăm lo phụ giúp việc nhà- không đi đàn đúm la cà về khuya!

Kinh nghiệm số 4: Chuyện ăn cực kì quan trọng. Vẫn có câu “Ăn cho cả mẹ cả con”, mẹ không được chăm sóc dinh dưỡng tốt, ắt con sinh ra ốm yếu. Hãy sẵn sàng phục vụ vợ những món ngon lành, đủ chất, ngay và luôn. Nếu vụng chọn đồ ăn, người chồng có thể mua sẵn sữa bầu, sữa công thức sinh học dành riêng cho bà bầu để bồi bổ cho vợ. Thể chất phụ nữ Việt vốn yếu và thiếu chất nên việc uống sữa bầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Sữa công thức sinh học lại có vị thơm ngon dễ uống nên chắc chắn anh xã sẽ ghi điểm trong mắt vợ. Chỉ cần pha cho vợ 2 ly sữa bầu mỗi ngày, hai vợ chồng có thể yên tâm về một thai kì khỏe mạnh, em bé lớn vù vù. Khỏe mẹ, khỏe con, người chồng cũng khỏe (ít ra trong chuyện ăn uống của vợ).

Kinh nghiệm số 5: Hãy làm những điều trên với sự vui thích, chân thành. Có như vậy mới nhìn thấy được nụ cười hạnh phúc thực sự của người vợ. Người chồng hơn kém nhau, không phải ở việc mua được bao nhiêu cái xe, mà ở cách yêu thương vợ, trở thành chỗ dựa vững chắc cho vợ trải qua những giai đoạn khó nhọc của cuộc sống, như giai đoạn 9 tháng mang thai.

X