14 triệu chứng và 3 biện pháp phòng bệnh còi xương cha mẹ cần biết

9- 10% trẻ em Việt Nam dưới 3 tuổi mắc bệnh còi xương dinh dưỡng. Con bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu không được phòng ngừa ngay từ khi trong bụng mẹ. Bài viết sẽ giúp những người sắp/đang nuôi con nhỏ có một cái nhìn đầy đủ về bệnh còi xương và các biện pháp phòng bệnh.

Vì sao trẻ cần hệ xương khỏe mạnh?

Hệ xương quyết định đến tầm vóc của trẻ. Hệ xương khỏe mạnh từ những năm tháng đầu đời là tiền đề quan trọng để trẻ cao lớn, có sức khỏe tốt, trí tuệ phát triển.
Xương cứng cáp được là nhờ các khoáng chất canxi và phốt pho. Dưới sự hỗ trợ của vitamin D, canxi và phốt pho được hấp thụ tốt hơn.Để xương khỏe mạnh không thể thiếu bộ ba canxi, phốt pho và vitamin D.

Còi xương trẻ em

Còi xương là bệnh mềm và yếu xương ở trẻ em do cơ thể thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng tới hấp thu, chuyển hóa can xi và phốt pho trong quá trình tạo xương.
Còi xương phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi là độ tuổi xương phát triển mạnh nhất, nhu cầu vitamin D tăng cao nếu không được đáp ứng sẽ gây còi xương.

14 triệu chứng của bệnh còi xương

Những dâú hiệu của bệnh còi xương có thể xuất hiện sau một vài tháng thiếu vitamin D. Những bà mẹ thiếu dinh dưỡng trong thai kì có thể sinh ra những đứa trẻ còi xương bẩm sinh. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh còi xương:

Biến chứng của bệnh còi xương

Biến chứng của bệnh còi xương

1. Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình do tình trạng thần kinh bị kích thích
2. Ra nhiều mồ hôi ở trán, ở gáy
3. Ra nhiều mồ hôi khi ăn, khi bú mẹ, nhất là khi ngủ (mồ hôi trộm)
4. Rụng tóc là một triệu chứng hay gặp, rụng tóc hình vành khăn
5. Răng mọc chậm và lộn xộn
6. Xương sọ: thóp rộng, bờ thóp mềm, chậm kín thóp, có các bướu trán, bướu đỉnh
7. Lồng ngực: ngực gà hoặc ngực hình chuông
8. Chân vòng kiềng (chân cong hình chữ O)
9. Hai đầu gối chạm nhau trong lúc đi (chân cong hình chữ X)
10. Trẻ lớn hơn hay kêu đau nhức xương vào chiều tối và ban đêm (hay gặp ở xương dài như xương cẳng chân)

Một số biểu hiện khác của bệnh còi xương bao gồm:

11. Cơ bắp yếu
12. Dễ bị táo bón hoặc dễ bị đi ngoài phân sống
13. Nôn trớ
14. Biếng ăn

Trẻ nào dễ bị còi xương nhất?

– Trẻ đẻ non
– Trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân
– Trẻ không được tắm nắng
– Trẻ bú mẹ và người mẹ thiếu Vitamin D
– Trẻ có hội chứng kém hấp thu
– Trẻ suy dinh dưỡng

Cơ thể cần bao nhiêu Vitamin D/ngày?

Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: ít nhất là 400 IU (*)/ngày (không được vượt quá 1.000 IU/ngày đối với trẻ sơ sinh đến 6 tháng, và 1.500 IU/ngày ở trẻ 6 tháng đến 1 tuổi)
Trẻ 1-3 tuổi: ít nhất là 600 IU, tốt nhất là khoảng 1.000 IU/ngày (không được vượt quá 2.500 IU/ngày)

Phòng chống còi xương

Biện pháp phòng chống còi xương chủ yếu là tăng cường tắm nắng và bổ sung vitamin D chứ không phải cho uống các chế phẩm canxi hoặc ăn nước xương.

Trong thời gian mang thai và cho con bú, người mẹ cần “tắm nắng” và có chế độ ăn uống đầy đủ. Vào các tháng cuối nên ăn các thức ăn có nhiều vitamin D hoặc dầu cá, uống sữa bầu thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày trong suốt thời gian mang thai và cho con bú

  • Bà mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống sữa bầu, bổ sung thêm viên sắt, canxi… và nhất là không quên tắm nắng.
  • Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh. Bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi cho ăn dặm, cho ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, Vitamin và muối khoáng.
  • Sau khi sinh 1 tháng, cần cho các cháu tắm nắng. Tắm nắng mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc, nên tắm nắng trước 9 giờ sáng, ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực.
  • Vào mùa đông cần cho con uống 1 liều vitamin D3 200.000đv để điều trị dự phòng. Có thể 6 tháng cho trẻ uống nhắc lại 1 lần.
  • Mẹ có thể uống vitamin D3 1 liều 200.000UI vào lúc mang thai được 7 tháng.
  • Uống vitamin D liều nhỏ giọt (dự phòng) Aquadetrim
  • Tắm nắng: có thể từ 15’-30’ (mới tắm thì có thể từ 5’-10’, da phải được tiếp xúc với ánh nắng).

 

X