4 bước sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa bột cháo

Sự cố sặc sữa bột cháo thường khá phổ biến đối với trẻ sơ sinh. Sặc dẫn đến suy hô hấp, có thể khiến trẻ tử vong chỉ trong 5-10 phút. Cần làm gì khi trẻ bị sặc?

Biểu hiện của sặc sữa bột cháo

Bột hoặc cháo xay nhuyễn có độ quánh rất cao, khi trẻ bị sặc có thể nút lấy toàn bộ đường thở, làm trẻ khó thở, tím tái rồi tử vong ngay sau 5-10 phút.

Diễn biến khi bị sặc rất nhanh, người lớn cần nắm được các biểu hiện khi trẻ bị sặc để phát hiện và sơ cứu ngay lập tức. Các biểu hiện bao gồm:

  • Ngừng ăn và ho sặc sụa,
  • Cơ thể tím tái, đặc biệt là mặt,
  • Trẻ có biểu hiện khó thở, thở dốc, thở gấp,
  • Hai mắt trợn ngược,
  • Đối với những trường hợp nặng trẻ có thể bị ngừng thở và dẫn đến tử vong.

4 bước sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa bột cháo

Bước 1: Làm thông thoáng đường thở bằng cách móc bỏ sữa bột cháo và dị vật trong miệng, hút sạch mũi, đờm dãi. CHỈ ÁP DỤNG KHI BẠN CÓ THỂ NHÌN THẤY DỊ VẬT

Móc bỏ thức ăn và dị vật. CHỈ ÁP DỤNG KHI BẠN CÓ THỂ NHÌN THẤY DỊ VẬT

Bước 1: Móc bỏ thức ăn và dị vật. CHỈ ÁP DỤNG KHI BẠN CÓ THỂ NHÌN THẤY DỊ VẬT

Bước 2: đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực, lòng bàn tay đỡ lấy cằm trẻ (nếu trẻ nặng quá thì đặt tay đỡ trẻ lên đùi người cấp cứu), dùng cườm tay kia vỗ mạnh vào lưng trẻ (giữa 2 xương bả vai) 4-5 lần lên tiếp, tốt nhất là vỗ nhanh khi trẻ thở ra để phối hợp đẩy dị vật ra. Sau đó lật trẻ lại quan sát. Nếu trẻ khóc được, hết tím tái, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

Bước 2: Đặt trẻ nằm sấp, dùng cườm tay vỗ vào lưng

Bước 2: Đặt trẻ nằm sấp, dùng cườm tay vỗ vào lưng

Bước 3: Nếu trẻ vẫn còn tím tái, ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức, cụ thể là trên xương ức và dưới đường nối hai vú. Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì làm lại động tác 2. Làm 6 lần liên tiếp, kinh nghiệm cho thấy nếu làm đúng kỹ thuật, chỉ cần làm 1 – 2 lần là dị vật bị tống ra ngoài. Nếu trẻ hồng hào, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

Bước 3: Ấn ngực trẻ

Bước 3: Ấn ngực trẻ

 

Bước 4: Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim. Thổi ngạt bằng cách để trẻ nằm ngửa, ngửa đầu trẻ ra nhằm làm cho đường thở thông thoáng.

Sau khi hít một hơi thật sâu, người cấp cứu áp miệng luôn qua mũi + miệng trẻ thổi mạnh vào. Trong lúc thổi, quan sát lồng ngực trẻ có lên xuống hay không, nếu có thì chứng tỏ đã làm đúng kỹ thuật, đường thở thông thoáng. Thổi liên tiếp hai cái.

Ấn tim: dùng 2 ngón cái đặt chồng lên nhau, các ngón khác ôm ngực bé, đặt dưới đường nối hai vú. Ấn 100 lần/phút. Nếu kết hợp thổi ngạt và ấn tim, thực hiện 5 lần ấn tim + 1 lần thổi ngạt (trước đó đã thổi 2 cái). Vừa tiến hành thao tác, vừa chuyển bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Bước 4: Thổi ngạt liên tục

Bước 4: Thổi ngạt liên tục

Lưu ý: Trên đường chuyển viện không được lúc nào ngưng ấn tim và thổi ngạt, bởi nếu không làm, não sẽ thiếu ôxy, không cấp cứu được.

X