Chuẩn phương pháp cho trẻ ăn từ 0-1 tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi cần ăn gì, khi nào, món nào, bao nhiêu? Bài viết này hướng dẫn mẹ nắm được phương pháp cho trẻ ăn từ 0- 1 tuổi. Thông tin, mốc thời gian trong bài được tham khảo từ ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, mang tính định hướng để các mẹ tham khảo. Nếu con bạn ăn nhiều hơn, ít hơn, sớm/ muộn hơn là chuyện bình thường. Con bạn có thể thích ăn đậu phụ từ 6 tháng tuổi, mặc dù trong bài viết này khuyên bạn cho bé ăn vào 8 tháng. Đừng lo lắng, vì con bạn luôn cho bạn thấy dấu hiệu khi nào con ăn được loại thực phẩm nào.
Các mốc thời gian cần quan tâm:
– Từ 0 đến 4 tháng
– Từ 4 đến 6 tháng
– Từ 6 đến 8 tháng
– Từ 8 đến 10 tháng
– Từ 10 đến 12 tháng
Từ 0 đến 4 tháng
- Hành vi:
Trẻ có phản xạ quay đầu tìm ti mẹ
- Trẻ cần ăn gì?
– Sữa mẹ hoặc sữa bột công thức, KHÔNG THÊM BẤT KỲ THỨC ĂN NÀO KHÁC
- Trẻ ăn bao nhiêu/ngày là đủ?
– 0-1 tháng: 6-7 bữa sữa/ngày. Cụ thể: Ngày đầu tiên và ngày thứ hai cho trẻ ăn khoảng 10ml sữa/ bữa. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 cho trẻ ăn tăng thêm khoảng 10ml sữa/ bữa, sao cho đến ngày thứ 8, số lượng ăn của trẻ khoảng 70ml sữa/ bữa. Từ ngày thứ 15 – 30, tăng dần số lượng lên đến khoảng 100ml sữa/ bữa.
– 1-2 tháng: Bạn nên cho trẻ ăn khoảng 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 120ml
– 3-4 tháng: Bạn nên cho trẻ ăn 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 120ml.
(*)Lưu ý:
Phương pháp cho trẻ ăn từ 0-1 tuổi dựa trên nghiên cứu về khả năng tiêu hóa của trẻ trong từng độ tuổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng ở giai đoạn sơ sinh từ 0-4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa tiết ra được các men tiêu hóa cần thiết để có thể hấp thu được dinh dưỡng từ thức ăn ngoài, do đó tuyệt đối không được cho trẻ ăn thức ăn rắn.
Từ 4 đến 6 tháng
- Dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ăn thức ăn thô
Trẻ có thể có một trong số các biểu hiện sau:
– Có thể ngẩng đầu cao
– Ngồi vững
– Chóp chép miệng như đang nhai
– Tăng cân trông thấy (cân nặng tháng thứ 4 gấp đôi khi mới sinh)
– Có vẻ thích thú với thức ăn
– Dễ dàng ngậm 1 chiếc thìa nhỏ
– Có thể dùng lưỡi đảo thức ăn trong miệng từ ngoài vào trong
– Có vẻ đói sau khi ăn 8-10 cữ sữa mẹ hoặc 6-8 cữ sữa công thức/ngày
– Đang mọc răng
- Trẻ cần ăn gì?
– Sữa mẹ hoặc sữa bột công thức, THÊM:
– Củ quả nhuyễn (ví dụ khoai lang, táo, lê, chuối, đào) hoặc ngũ cốc ăn dặm
- Trẻ ăn bao nhiêu/ngày là đủ?
– Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ cho trẻ ăn thử mỗi ngày 1 thìa rau củ quả nghiền hoặc ngũ cốc ăn dặm. Nếu dùng bột ngũ cốc, mẹ hãy trộn bột ngũ cốc với 4-5 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cho con ăn dặm với bột ngũ cốc là một trong các phương pháp cho trẻ ăn từ 0-1 tuổi được nhiều mẹ lựa chọn vì sự tiện lợi, đỡ mất nhiều thời gian chuẩn bị
– Nếu trẻ ăn được, mẹ tăng lên thêm lần ăn, mỗi lần 1 thìa, ngày ăn hai lần. Nếu cho trẻ ăn dặm bột ngũ cốc, mẹ dần dần pha ngũ cốc đặc hơn bằng cách giảm bớt lượng sữa khi pha.
(*) Lưu ý:
Nếu trẻ không ăn trong lần đầu tiên,không ép trẻ ngay lúc đó, đợi vài ngày sau hãy cho trẻ ăn lại.
Từ 6 đến 8 tháng
- Dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ăn thức ăn thô
Tương tự như giai đoạn từ 4 đến 6 tháng
- Trẻ cần ăn gì?
– Sữa mẹ hoặc sữa bột công thức, THÊM:
– Trái cây nhuyễn (chuối, đào, lê, bơ)
– Rau nhuyễn (cà rốt, rau chân vịt, khoai lang)
– Thịt nhuyễn (gà, bò, lợn)
– Đậu phụ nhuyễn
– Sữa chua không đường (chỉ một lượng nhỏ)
– Các loại đậu nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu lăng)
– Ngũ cốc ăn dặm
- Trẻ ăn bao nhiêu/ngày là đủ?
– 1 muỗng nhỏ trái cây, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 chén trong 2 hoặc 3 lần cho ăn
– 1 muỗng nhỏ rau, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 chén trong 2 hoặc 3 lần cho ăn
– 3-9 muỗng ngũ cốc, trong 2 hoặc 3 lần cho ăn
(*)Lưu ý
Mỗi lần chỉ cho trẻ làm quen với 1 loại thức ăn, mỗi loại thức ăn cách nhau ít nhất 3 ngày để xem trẻ có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không.
Từ 8 đến 10 tháng
- Dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ăn thức ăn thô
Giống giai đoạn 6 đến 8 tháng, ngoài ra có thêm các dấu hiệu sau:
– Nắm được đồ vật với ngón cái và ngón trỏ
– Chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia
– Thích đưa các thứ vào miệng
– Cử động hàm nhịp nhàng
- Trẻ cần ăn gì?
– Sữa mẹ hoặc sữa bột công thức, THÊM:
– Pho mát (chỉ một lượng nhỏ, chọn loại đã được tiệt trùng)
– Rau củ quà nghiền (chuối, đào, lê, trái bơ, cà rốt, rau chân vịt, khoai tây, khoai lang)
– Các món bốc (cắt nhỏ thực phẩm để trẻ tự bốc ăn: chuối, trứng hấp, bí ngô luộc, bánh mì nhạt)
– Đạm (chỉ một lượng nhỏ các loại đạm từ trứng thịt cá, các loại đậu, đậu phụ)
– Ngũ cốc ăn dặm
- Trẻ ăn bao nhiêu/ngày là đủ?
– 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc ăn dặm
– 1/4 đến 1/2 chén trái cây
– 1/4 đến 1/2 chén rau
– 1/8 đến 1/4 chén thực phẩm giàu đạm
(*)Lưu ý:
Mỗi lần chỉ cho trẻ làm quen với 1 loại thức ăn, mỗi loại thức ăn cách nhau ít nhất 3 ngày để xem trẻ có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không.
Từ 10 đến 12 tháng
- Dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ăn thức ăn thô
– Giống giai đoạn 8 đến 10 tháng, ngoài ra có thêm các dấu hiệu sau:
– Nhai thức ăn dễ dàng hơn
– Mọc thêm răng
– Không đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi
– Thích tự cầm thìa
- Trẻ cần ăn gì?
– Sữa mẹ hoặc sữa bột công thức, THÊM:
– Pho mát, sữa chua (loại tiệt trùng)
– Trái cây nghiền hoặc cắt miếng nhỏ
– Rau chín thái nhỏ
– Thực phẩm giàu đạm ( trứng, thịt mềm, cá nấu chín, các loại đậu, đậu phụ)
– Các món bốc (bánh mì xé nhỏ, chuối cắt miếng, rau củ luộc mềm cắt miếng, trứng hấp…)
- Trẻ ăn bao nhiêu/ngày là đủ?
– 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc ăn dặm
– 1/4 đến 1/2 chén trái cây
– 1/4 đến 1/2 chén rau
– 1/8 đến 1/4 chén thực phẩm tổng hợp
– 1/8 đến 1/4 chén thực phẩm giàu đạm
(*) Lưu ý:
Mỗi lần chỉ cho trẻ làm quen với 1 loại thức ăn, mỗi loại thức ăn cách nhau ít nhất 3 ngày để xem trẻ có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không.